Bệnh sâu răng là một căn bệnh rất phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, là sự hủy hoại các mô cứng của răng gồm: men răng, ngà răng, tủy răng. Nguyên nhân có rất nhiều nhưng chính là do vệ sinh răng miệng chưa tốt, chưa đúng cách. Giới thiệu “Cách phòng và chữa bệnh sâu răng hiệu quả tại nhà“.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sâu răng.
* Nguyên nhân gây bệnh sâu răng:
1. Không đánh răng:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sâu răng. Răng miệng cần phải được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn uống. Không thường xuyên vệ sinh đều đặn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh về răng miệng và có những biến chứng nguy hiểm.
2. Đánh răng không đúng cách:
Đánh răng thường xuyên là một trong các cách bảo vệ răng miệng, tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.
3. Ăn thực phẩm, đồ uống dễ gây bệnh sâu răng:
Những thực phẩm như: Sữa, mật ong, kem, đường, socola, bánh cookies, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, có nhiều khả năng gây sâu răng hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt.
4. Thường xuyên ăn vặt:
Nếu thường xuyên ăn nhẹ hoặc uống nước ngọt, acid có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Các chất trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.
5. Thiếu nước:
Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng. Giúp rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các chất khoáng có trong nước bọt giúp chữa bệnh sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất acid gây hại.
6. Hàm răng thô hoặc yếu:
Qua nhiều năm hoạt động, răng có thể trở nên yếu và có dấu hiệu nứt, vỡ, các cạnh trở nên thô ráp. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ từ đó dễ dẫn đến bệnh sâu răng.
7. Rối loạn tiêu hóa:
Ăn uống không điều độ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất nước bọt. Người bị rối loạn tiêu hóa thường có thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.
8. Tụt nướu:
Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi một lớp gọi là cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu răng gốc.
* Triệu chứng của bệnh sâu răng:
Khi bạn bị sâu răng ngoài những triệu chứng thường gặp như là đau, nhức, buốt, ngứa ở chân răng và những răng bên cạnh, có thể sẽ sưng viêm lợi, sưng má, đau đầu, ăn không ngon, ngủ không yên, răng sâu còn là nguyên nhân chính khiến hơi thở bạn có mùi hay còn gọi là hôi miệng.
Cách phòng bệnh sâu răng tại nhà.
– Chải răng sau mỗi bữa ăn: Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tối chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới.
Cách chải răng đúng cách: cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Chải từng nhóm răng cho đến khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.
– Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng, thêm các chất làm khô niêm mạc miệng, chất tạo mùi thơm…
– Tránh ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt.
– Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng: Các kẽ răng thường vẫn còn đọng thức ăn sau khi chải răng Nếu đánh và chà răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này bởi vậy nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng.
– Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng.
– Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng.
Cách chữa bệnh sâu răng hiệu quả ngay tại nhà.
– Gừng và tỏi:
Tỏi có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn còn gừng có thể tiêu viêm, giảm đau hiệu quả nên có thể giúp giảm các triệu chứng đau răng sâu. Đây là cách chữa sâu răng dân gian đã được áp dụng từ rất lâu và vẫn còn tồn tại đến bây giờ.
Chỉ cần một vài nhánh tỏi giã nát, đem trộn với một chút muối và đắp lên răng sâu sẽ giảm đau trong chốc lát. Đối với gừng, bạn cũng làm tương tự nhưng không cần cho muối cũng vẫn hiệu quả. Cách chữa sâu răng với gừng và tỏi là cách đơn giản nhưng cực kì hiệu quả.
– Rễ lá lốt:
Bạn chỉ cần dùng một ít rễ lá lốt đem giã nhuyễn cho ra nước cùng với một chút muối, sau đó dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm nước cốt đó vào răng. Bạn nên thực hiện hằng ngày, khoảng 4-5 lần trong vài ngày là sẽ đỡ.
– Hoa cúc vàng:
Bạn chỉ cần lấy cánh hoa đặt vào chỗ răng sâu rồi nhai để giảm đau, nếu không bạn cũng có thể ngâm với rượu trắng để làm nước súc miệng hằng ngày.
-Nghệ:
Nghệ có khả năng sát trùng và kháng viêm tốt, được sử dụng rộng rãi trong y học. Bạn lấy một chút bột nghệ để nhét vào răng sâu, một lúc sau các cơn đau sẽ giảm dần và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài những cách chữa bệnh sâu răng bằng bài thuốc dân gian như trên, đông y Thanh Mộc Hương xin giới thiệu bài thuốc gia truyền đặc trị bệnh răng miệng Thanh Mộc Hương.
Với thành phần 100% thảo mộc dân tộc Dao sử dụng an toàn và hiệu quả cho mọi lứa tuổi. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm về tính an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tốt đối với người bệnh.