Tìm hiểu về hiện tượng ho ở trẻ em.
* Ho ở trẻ là gì?
Ho ở trẻ là một phản ứng của cơ thể nhằm tống các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài nhằm bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho có thể chỉ là một phản xạ tức thời của cơ thể nhưng cũng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
* Những loại ho ở trẻ phổ biến thường gặp:
– Ho khan: thường do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi.
– Ho kèm theo tiếng khò khè là do đường thở phía dưới của bé bị tăng tiết dịch nhầy. Có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus
– Ho lúc nửa đêm thường xuất hiện do trẻ bị dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh…
– Ho gà: khi trẻ ho xong một đợt sau đó phát ra tiếng “húp” thì lúc đó trẻ có thể đã bị ho gà. Trường hợp này gia đình nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện để khám và tiêm vắc xin phòng chống ho gà.
– Ho kèm theo sốt do cảm lạnh, viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản.
* Những nguyên nhân khiến hiện tượng ho ở trẻ.
– Ho do bé mắc bệnh hen, suyễn:
Cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và nặng hơn vào ban đêm. Bé thở nhanh, gấp và tiếng thở bị khô, khò khè. Hen, suyễn thường là bệnh mãn tính, kinh niên khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp, có khi bị sưng làm đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt, khiến trẻ thở khó khăn hơn. Khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, nhiễm lạnh,… trẻ dễ mắc bệnh hơn.
– Ho do bé bị viêm tiểu phế quản:
Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn. Bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè. Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp là thủ phạm chính gây nên tình trạng nhiễm trùng trên và thường những con virus đáng ghét này tác oai tác quái vào thời điểm cuối mùa đông và đầu mùa xuân.
– Trẻ bị ho do cảm lạnh:
Bé ho ướt (ho có đờm, sặc nước bọt) nhưng hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm. Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, và có khi sốt nhẹ (nhiệt độ thường là 38,6 độ C). Bệnh cảm lạnh thường do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Cơn ho thường kéo dài với cả đợt cảm lạnh của bé (thông thường từ 7 đến 10 ngày), cũng có trường hợp kéo dài hơn gấp đôi nhưng bệnh lại giảm nhẹ từng ngày.
– Ho do viêm tắc thanh quản:
Tiếng ho chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác và thường bắt đầu vào buổi đêm. Tiếng ho của trẻ bị viêm tắc thanh quản không giống như bất cứ một cơn ho bình thường nào mà các mẹ biết. Căn bệnh này của trẻ thường trở nên tệ hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày, bé có thể bị sốt nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.
– Ho do cảm cúm:
Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm. Mẹ thấy bé bơ phờ, mệt mỏi và bé than cổ họng bị rát, như có gì đang lạo xạo trong họng và thấy đau đầu, đau lưng hay đau chân. Bé bị sổ mũi, sốt và có khi lại thấy buồn nôn. Cảm cúm do virus gây ra thường trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Mười một hàng năm.
– Trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến bé bị ho:
Tiếng ho khàn, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống. Bé cảm thấy nóng rát và buồn nôn hoặc ợ khi nuốt xuống. Ở những bé sơ sinh có thể bị đau bụng và khó chịu, ở những bé lớn hơn đang tập đi có thể dần hình thành một thói quen ăn uống cầu kỳ vì hay bị trào ngược khi ăn xong.
Trào ngược dạ dày là căn bệnh gây nên do cơ giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu, dẫn đến axit bị chảy ngược lại. Đôi khi các loại nước kích thích có thể xâm nhập vào phổi và gây ra các cơn ho mãn tính ở trẻ.
– Ho gà:
Tiếng ho khan, khô khốc và rất nhanh, có cảm giác như 25 lần ho trong một lần thở vậy. Khi bé hít vào mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà. Trước khi bị ho gà bé có triệu chứng của bệnh cảm lạnh nhưng không sốt. Ở trẻ sơ sinh bệnh có thể trở nặng và gây ra niêm mạc bong bóng từ lỗ mũi của bé. Khi bé quá mệt có thể dẫn tới hiện tượng co giật và ngừng thở.
Vi khuẩn lây nhiễm khiến cho cổ họng, khí quản và phổi của bé bị viêm gây nên căn bệnh ho gà. Trẻ em chưa được tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh này có khả năng bị nhiễm nhiều hơn.
Có nên dùng kháng sinh để trị ho cho trẻ? Bí quyết trị ho ở trẻ bằng thảo dược Thanh Mộc Hương
Chị Lan, một nhân viên kế toán tại Hà Nội tâm sự: “Bé nhà em 6 tháng tuổi bị họ, mỗi lần ho là nôn ói hết ra. Xót con đi mua siro ho về cho con uống. Thấy bé thích uống vì có vị ngọt và hiệu quả nhanh thì em luôn ưu ái dùng siro trị ho cho con. Sau bao lần thì bé bị nhờn thuốc uống mãi không khỏi. Mỗi lần điều trị ho cho con rất vất vả“.
Chị Hà, một giáo viên tại Thanh Hóa cũng kể: “Con hay bị ho húng hắng,ốm vặt mãi, chậm tăng cân. Cho con đi khám thì bác sĩ kết luận bị viêm họng và cho con thuốc về uống. Uống được 2 ngày thì con bị tiêu chảy, sợ con còi cọc chị tự ý dừng thuốc điều trị không cho con uống nữa khiến bệnh cứ dai dẳng mãi không dứt“.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, ho là một triệu chứng làm cho cha mẹ lo lắng , tuy nhiên đôi lúc ho là phản xạ tốt, là cơ chế có thể giúp tống chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.
“Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ”, bác sĩ Thanh khuyến cáo.
Vậy con bị ho cứ để vậy sao?
Sau đây nhà thuốc đông y Thanh Mộc Hương xin đưa ra giải đáp như sau:
Ho ở trẻ cũng là một phản xạ tốt để tống mọi dịch bẩn ra khỏi hệ hô hấp, nhưng nếu để tình trạng ho kéo dài thì làm bé rất mệt mỏi, khó chịu, thậm chí ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng khiến bé không tăng cân, chậm lớn.
Sản phẩm Tiêu ho bổ phế Thanh Mộc Hương chính là bài thuốc trị ho từ thảo dược thiên nhiên dùng an toàn cho trẻ.
Thành phần 100% từ thảo mộc người Dao như: Mạch môn, Cam thảo, Trần bì, Củ ba mươi, Hà pẹ, Hoa ki nhon, Kén tày mia và Mật ong. Có công dụng trị ho khan, ho dị ứng, ho do cảm lạnh, ho viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho do hút thuốc lá, ho có đờm do viêm phổi, viêm hô hấp trên. Dùng được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Cách chăm sóc bệnh ho ở trẻ ngay tại nhà.
– Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên “ép trẻ ăn”. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.
– Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau “lướt qua” bệnh tật để sớm hồi phục.
– Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn từ dân gian như: mật ong hấp gừng, lá húng chanh (tần dày lá) hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị.
– Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho, cảm:
– Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và cảm chứa thuốc kháng histamin. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, phải chọn loại thuốc dành riêng cho trẻ em và nên chọn loại đơn chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen. Không nên chọn các loại thuốc phối hợp nhiều thành phần như các biệt dược decolgen, tiffy, alaxan…
– Không được cho trẻ em uống 2 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần. Đối với các loại thuốc cảm có phối hợp với các chất chống dị ứng phải hết sức thận trọng.
>>> Đọc thêm các bài viết:
– Tiêu ho bổ phế Thanh Mộc Hương bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh
– Trẻ bị ho, sổ mũi khi thời tiết thay đổi.