Trẻ bị ho, sổ mũi khi thời tiết thay đổi.

Nguyên nhân trẻ bị ho, sổ mũi khi thời tiết thay đổi.

Thời tiết đang ấm thì đột ngột nhiệt độ giảm xuống nhanh cộng thêm có những cơn mưa phùn thất thường làm độ ẩm trong không khí tăng cao khiến sức đề kháng của trẻ giảm. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh có thói quen ủ ấm con quá mức khiến mồ hôi ra nhiều, đặc biệt khi ngủ làm trẻ dễ nhiễm lạnh.  Đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về hô hấp với biểu hiện ban đầu như: ngạt mũi, chảy nước mũi trong, húng hắng ho.  Nhiều phụ huynh lầm tưởng trẻ bị các bệnh về đường hô hấp và cho bé dùng kháng sinh một cách tùy tiện. Việc lạm dụng các thuốc kháng Histamin (brompheniramin, Chlorpheniramin, Dexchlorpheniramin…) có thể làm giảm tạm thời dấu hiệu chảy nước mũi nhưng thực chất dịch mũi đặc hơn ứ đọng ở mũi gây viêm mũi, viêm họng. Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng Histamin và thuốc giảm ho (codein, dextromethorphan…) còn làm mất phản xạ ho của trẻ khiến đờm không được tống ra ngoài, ứ đọng và đặc lại làm trẻ khó chịu quấy khóc, ăn hay nôn trớ.

Hậu quả của việc trẻ bị ho, sổ mũi khi thay đổi thời tiết:

Thực chất, chảy nước mũi nhiều biểu hiện tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh dẫn tới bị cảm. Nếu không điều trị kịp thời cả nguyên nhân cảm và triệu chứng ho, sổ mũi sẽ có thể dẫn tới nguy cơ viêm họng cấp, viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi.

Cách xử lý khi trẻ bị ho, sổ mũi khi thay đổi thời tiết:

– Ở trẻ sơ sinh, đa phần các em bé chủ yếu thở bằng mũi nên khi bị cảm, mũi bé bị ngạt sẽ khó thở, đặc biệt khi bú. Khi bú mẹ nên đặt bé cao đầu để bé dễ chịu hơn.

– Nhỏ mũi, rửa mũi cho con với nước mũi sinh lý loại dùng cho trẻ sơ sinh giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm các triệu chứng nghẹt mũi để con có giấc ngủ ngon hơn.

– Ngoài ra, mẹ nên hút mũi cho bé thường xuyên.

– Không nên cho bé dùng kháng sinh ngay khi bé mới có dấu hiệu ho, chảy nước mũi. Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi chán ăn ở bé.

– Không sử dụng các thuốc kháng Histamin bừa bãi mà cần phải đi khám, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

– Sử dụng các thảo dược an toàn như húng chanh, quất, mật ong, gừng, tỏi… Các thảo dược này giúp giải cảm, giảm ho, tiêu đờm,tăng cường sức đề kháng. Bởi về bản chất, biểu hiện ho của bé ở giai đoạn này chủ yếu từ nguyên nhân cảm chứ không phải do nhiễm khuẩn.

– Thêm vào đó, các mẹ cũng nên chú ý hạn chế đưa bé tới nơi công cộng, giữ thân nhiệt của bé ổn định, cho bé uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất. Bé càng khỏe mạnh thì cơ thể càng “lướt” bệnh một cách nhẹ nhàng.

Thời điểm giao mùa thu – đông, khoảng thời gian bùng nổ các bệnh liên quan tới đường hô hấp ở trẻ đã cận kề. Hi vọng những chỉ dẫn trên đây sẽ giúp các bà mẹ trẻ giảm bớt những lo lắng bộn bề vốn đã rất nhiều từ khi có con.

Trẻ bị ho, sổ mũi khi thời tiết thay đổi nên dùng Dầu Tỏi Diệp Chi:

Công dụng của Dầu Tỏi Diệp Chi: Phòng và trị hắt hơi, xổ mũi, ngạt mũi, cảm cúm, đầy bụng, ăn không tiêu, các bệnh về đường ruột, các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Với chiết xuất 100% từ tỏi ta Hải Dương cùng với công thức gia truyền Dầu Tỏi Diệp Chi Thanh Mộc Hương cam kết đem lại chất lượng và hiệu quả dầu tốt nhất.

Cách xử lý khi trẻ bị ho, sổ mũi khi thời tiết thay đổi.

Nhà thuốc Đông y Thanh Mộc Hương – Ship miễn phí toàn quốc

Điện thoại nhân viên tư vấn: 01632.731.926 (Miss Minh)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0332.731.926