Thuần Mộc Thanh Mộc Hương Dùng Cho Hăm Da Có Tốt Không? Hăm tã ở trẻ là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em khó chịu, quấy khóc. Trung bình, cứ bốn em thì có một em bị hăm tã ít nhất một lần, làm sao để bé không bị hăm da và cách chăm sóc trẻ khi bị hăm da như thế nào? Thuần Mộc trị hăm Có Tốt Không?
1. Hăm tã ở trẻ là gì?
Hăm tã ở trẻ là một biểu hiện bệnh ngoài da tại khu vực đóng tã (bỉm). Thông thường lớp da tại vùng đóng tã hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.
* Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ:
– Có nhiều nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ và lý do chủ yếu là nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.
– Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay…
– Nếu bé bị hăm do dùng tã vải có thể do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.
– Trẻ bị tiêu chảy cấp cũng là nguyên nhân dẫn đến hăm da, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.
* Biểu hiện của hăm tã ở trẻ:
– Da ở vùng quấn tã bị đỏ ửng lên, đỏ da xung quanh bộ phận sinh dục, có mùi khai.
– Vùng da đỏ bắt đầu từ hậu môn sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ.
– Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi vệ sinh, trẻ quấy khóc, còn kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.
2. Những biện pháp phòng ngừa hăm tã ở trẻ.
– Giữ cho vùng mặc tã luôn sạch sẽ và khô ráo.
– Thay tã cho bé thường xuyên, ngay cả giữa đêm nếu bé thức giấc.
– Khi đưa chất lỏng mới vào chế độ ăn của bé chẳng hạn như nước trái cây, nhớ theo dõi kỹ lượng nước bé nạp cả ngày. Càng uống nhiều, bé càng “sản xuất” tã ướt nặng hơn. Tã ướt quá mức dễ đưa đến chứng hăm tã.
– Nếu xà phòng hoặc khăn ướt bạn dùng dường như làm da bé bị kích thích, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại xà phòng phù hợp. Khăn ướt chứa cồn sẽ làm khô làn da nhạy cảm của trẻ.
3. Thuần Mộc Thanh Mộc Hương Dùng Cho Hăm Da Có Tốt Không?
Chữa hăm tã ở trẻ quan trọng nhất là khâu vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.
Có thể dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé.
Sau khi vệ sinh xong dùng loại thuốc bôi da trị hăm an toàn cho bé và bôi vào vùng da bị hăm.
Thuần Mộc Thanh Mộc Hương dùng cho hăm tã có tốt không?
Thuần Mộc Thanh Mộc Hương Dùng Cho hăm là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng để trị hăm tã ở trẻ. Bởi thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo mộc thiên nhiên không chứa corticoid gây hại da bé nên các mẹ yên tâm sử dụng. Bằng những thảo dược có tính trị viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa đỏ,… Kem bôi hăm Thuần Mộc Thanh Mộc Hương sẽ mang lại hiệu quả điều trị ngay từ những lần bôi đầu tiên.
Các bậc cha mẹ cần nên biết để điều trị và chăm sóc kịp thời khi trẻ bị hăm tã nhé. Hãy để cho bé được giấc ngủ ngon vừa tốt cho bé vừa khỏe cho cha mẹ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Thuốc da liễu Thanh Mộc Hương có an toàn không