Nước ăn chân tay hay còn gọi là nấm da khi tay và chân phải tiếp xúc với nước thường xuyên. Bệnh này khiến vùng da ở tay hoặc chân bị tổn thương gây ngứa rát, lở loét cho người bệnh.
Những điều cần biết về bệnh nước ăn chân, nước ăn tay.
Bệnh nước ăn chân là gì?
Nước ăn chân là bệnh ngoài da phổ biến trong mùa mưa lũ, nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước hoặc do môi trường ẩm ướt, mang giày tất bít kín mà không thay thường xuyên hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi.
Nguyên nhân bị nước ăn chân:
– Do nấm ký sinh thuộc họ Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây nên;
– Do chân tiếp xúc với một số khu vực ẩm ướt;
– Có thể do Epidermophyton Floccosum gây ra.
Triệu chứng của bệnh nước ăn chân:
– Tróc vảy khô, ngứa ngáy, rất khó chịu ở chân;
– Lên mụn nước hoặc viêm các kẽ ngón;
– Vị trí bị nước ăn chân thường ở kẽ của ngón chân giữa, ngón chân áp út;
– Lớp da trên mủn trắng, có kẽ nứt, dưới đáy da đỏ ướt;
– Lòng bàn chân và những cạnh ngoài bàn chân có mụn nước, da màu nâu đỏ, bề mặt có vảy nhỏ mịn, nhưng cũng có thể là mảng lớn trùm cả bàn chân.
– Trường hợp nặng hơn dẫn đến bội nhiễm khiến chân sưng tấy đỏ, có mủ dẫn tới sốt cũng như nổi hạch ở bẹn.
Bệnh nước ăn tay là gì?
Nước ăn tay hay còn gọi là bệnh nấm kẽ ngón tay, thường gặp nhiều nhất ở những người tiếp xúc nhiều với nước, dầu ăn và hóa chất tẩy rửa. Người làm việc trong môi trường ẩm ướt, đao găng tay, tất tay kín mít.
Triệu chứng của người bị nước ăn da tay:
– Các ngón tay, bàn tay tróc vảy khô, bong da, đau rát gây ngứa ngáy, khó chịu.
– Mọc mụn nước hoặc viêm các kẽ ngón tay.
– Lớp da trên cùng mưng mủ trắng, có kẽ nứt hoặc các kẽ ngón tay có nhiều vết ăn sâu vào da, lớp dưới da đỏ ướt.
– Tình trạng nặng dẫn đến bội nhiễm còn gây sưng tấy đỏ, gây sốt, nổi hạch ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Cách chữa nước ăn chân, tay đơn giản ngay tại nhà dùng phương pháp nào hiệu quả?
Có nhiều phương pháp giúp trị nước ăn chân, tay như: phương pháp dân gian, dùng thuốc bôi tây y, thuốc chữa nước ăn chân tay bằng đông y.
Cách chữa bệnh nước ăn chân, nước ăn tay bằng phương pháp dân gian
Chữa nước ăn chân, tay bằng chè xanh (chè khô):
Lá chè có chứa nhiều chất oxi hóa cũng như vitamin C giúp sát khuẩn và làm dịu vết thương hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bạn lấy khoảng chục lá chè xanh, đem giã nát hoặc nhúm chè khô nhai nát. Sau đó rửa chân tay sạch sẽ, lau khô bằng khăn sạch. Dùng chè tươi hoặc chè khô đã giã hoặc nhai nát đắp lên vùng bàn chân hoặc tay bị nước ăn.
Sau 2-3 ngày, vùng da bị nước ăn chân (tay) khô lại, săn miệng và giảm cảm giác đau ngứa. Bạn nên kiên trì liên tục trong 5 ngày sẽ khỏi hẳn.
Tự chữa nước ăn chân, nước ăn tay bằng nước muối pha loãng:
Ngâm tay, chân bị nước ăn vào dung dịch nước muối pha loãng cùng dấm hoặc rượu là một trong những cách làm đơn giản nhanh hết ngứa, trầy xước da hiệu quả với người bị bệnh nước ăn chân, tay.
Cách thực hiện: Cho 1-3 cốc nước dấm ăn, hoặc một chén rượu và một lượng muối hạt vào chậu nước. Ngâm chân, tay 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Phương pháp này vừa giúp sát khuẩn và giảm ngứa nhanh.
Cách trị nước ăn tay chân bằng lá trầu không:
Lá trầu không có chứa chất kháng sinh giúp diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm, lá trầu không cũng được dùng làm nước sát khuẩn để rửa vết thương, chữa lở loét, vết bỏng. Để chữa nước ăn tay chân, bạn làm như sau:
Hái vài lá trầu không, rửa sạch, vò nát rồi chà xát vào các kẽ ngón tay, chân hoặc có thể giã nát lá trầu không vắt lấy nước và bôi vào kẽ ngón tay bị loét ngứa sẽ hết các triệu chứng nước ăn tay.
Chữa nước ăn tay, chân bằng phương pháp dân gian chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên bạn sẽ mất thời gian vào việc chế biến các bài thuốc mới có thể sử dụng được. Hiệu quả sẽ không được cao.
Dùng thuốc tây trị nước ăn chân, tay.
Các loại thuốc thường dùng cho nước ăn chân, tay như:
Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol… Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, bôi 3-4 lần/ngày. Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như: griseofulvin, nizoral, hoặc sporal..
Cồn ASA: Vệ sinh sạch chỗ da bị nhiễm bệnh, sau đó bôi thuốc lên, ngày 2 lần sáng, tối. Dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm cồn ASA, rồi bôi lên vùng có bệnh. Thuốc có thể gây nóng rát, kích ứng vùng da bôi thuốc.
Những loại kem tây y dùng phải được sự chỉ định liều lượng cụ thể và trong khoảng thời gian nhất định. Không được dùng trong thời gian dài.
Kem bôi thảo dược Thuần Mộc Thanh Mộc Hương là lựa chọn đáng tiền với hiệu quả bệnh giảm nhanh.
Kem bôi da Thuần Mộc là sản phẩm được sản xuất dựa trên công thức của người Dao với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên: hoàng bá, kim ngân hoa, xà sàng tử, thảo quyết minh, trầu không,… dùng cho các đối tượng bị:
– Nước ăn chân tay, ghẻ nước ở chân, ghẻ nước ở tay;
– Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước,….
– Viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng;
– Hăm da, chàm sữa;
– Nấm đầu, nấm móng;
– Hắc lào, lang ben.
Thanh Mộc Hương dùng cho nước ăn chân tay như thế nào?
– Các thành phần kháng sinh tự nhiên trong thảo dược làm ức chế sản sinh cũng như tiêu diệt những vi nấm đang tồn tại trên da.
– Kem bôi Thanh Mộc Hương giúp đào thải các độc tố vi nấm tiết ra làm giảm ngứa.
– Phá vỡ liên kết giữa các sợi nấm, làm vỡ dần các mụn nước.
– Làm bong tróc các tế bào chết, kích thích tái tạo tế bào mới, hình thành kháng thể phòng tránh sự quay trở lại của vi nấm.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để bào chế các phương pháp dân gian kể trên thì có thể tham khảo sản phẩm Kem bôi da Thuần Mộc của đông y Thanh Mộc Hương. Sản phẩm có thể dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng Hotline (Zalo): 0332.731.926 gặp Miss Minh.